Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định. Theo đó, Bộ Luật Lao động 2019 quy định rõ 03 hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý kỷ luật lao động. Mời bạn đọc cùng Vinatax tìm hiểu để tranh sai phạm nhé.
Căn cứ pháp lý
Các hình thức kỷ luật lao động
Điều 124 Bộ Luật Lao động 2019 quy định 04 hình thức kỷ luật lao động là:
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
- Cách chức.
- Sa thải.
So với quy định hiện hành, quy định mới cụ thể từ 3 trường hợp tại Điều 125 Bộ Luật Lao động 2012.
03 hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý kỷ luật lao động từ ngày 01/01/2021
Cùng đối chiếu quy định của Bộ Luật Lao động 2012 và Bộ Luật Lao động 2019 xem có gì thay đổi về hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý kỷ luật lao động nhé:
Hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động | |
Bộ Luật Lao động 2012 (Điều 128) | Bộ Luật Lao động 2019 (Điều 127) |
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động. | 1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động. |
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. | 2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. |
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động. | 3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định. |
Như vậy, Bộ Luật Lao động 2019 quy định cụ thể hơn về hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động theo hướng tăng cường sự bảo vệ đối với người lao động trong tổ chức.
Trên đây là chia sẻ của Vinatax về 03 hành vi bị cấm trong xử lý kỷ luật lao động từ ngày 01/01/2021.