Nghị định 122/2020/NĐ-CP ngày 15/10/2020 cũng quy định quy trình liên thông giữa cơ quan QLNN về lao động và cơ quan khác. Đó là cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan bảo hiểm xã hội. Mời bạn đọc cùng Vinatax tìm hiểu quy trình phối hợp, liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 122/2020/NĐ-CP ngày 15/10/2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
Quy trình liên thông giữa cơ quan QLNN về lao động và cơ quan khác
- Cơ quan đăng ký kinh doanh chia sẻ thông tin về tên, mã số, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, ngành, nghề kinh doanh chính và tổng số lao động dự kiến của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập trên địa bàn cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp) nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để phục vụ quản lý nhà nước về lao động.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam chia sẻ thông tin về tình hình thay đổi và tăng, giảm lao động của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất nội dung chia sẻ thông tin nêu tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 122/2020/NĐ-CP.
Trên đây là chia sẽ của Vinatax về Quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động và các cơ quan khác