Thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định. Nội dung tiếp theo được Vinatax chia sẽ là xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt.
Căn cứ pháp lý
Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
THÀNH VIÊN CÔNG TY LÀ CÁ NHÂN CHẾT
- Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết
=> Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.
- Trường hợp phần vốn góp của thành viên công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế
=> Phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
THÀNH VIÊN CÔNG TY BỊ TÒA ÁN TUYÊN BỐ MẤT TÍCH
- Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích
=> Quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
THÀNH VIÊN CÔNG TY BỊ HẠN CHẾ HOẶC MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
- Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
=> Quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện.
PHẦN VỐN GÓP ĐƯỢC MUA LẠI HOẶC CHUYỂN NHƯỢNG
Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật Doanh nghiệp 2020 trong các trường hợp sau đây:
- Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
- Người được tặng cho theo quy định tại khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
- Thành viên công ty là tổ chức giải thể hoặc phá sản.
TẶNG CHO VỐN GÓP
Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
- Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
- Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định nêu trên thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
SỬ DỤNG VỐN GÓP ĐỂ TRẢ NỢ
Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
- Trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
- Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 của Luật Doanh nghiệp 2020.
THÀNH VIÊN CÔNG TY BỊ TẠM GIÁ HOẶC CHẤP HÀNH ÁN
- Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc
=> Thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.
THÀNH VIÊN CÔNG TY BỊ CẤM HÀNH NGHỀ, CẤM KINH DOANH
- Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty
=> Thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án.
Trên đây là chia sẽ của Vinatax về việc Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt