Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế đã chính thức có hiệu lực. Cùng Vinatax tìm hiểu một số điểm mới tại Nghị định 126 về quản lý thuế từ 05/12/2020 nhé.
Căn cứ pháp lý
Một số điểm mới tại Nghị định 126 về quản lý thuế từ 05/12/2020
1. Ngân hàng phải cung cấp các thông tin tài khoản KH theo đề nghị của CCT
- Khoản 2 Điều 30 NĐ126 quy định, theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm:
+ Tên chủ tài khoản;
+ Số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp;
+ Ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.
- Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo quy định trên được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày 05/12/2020.
- Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp.
- Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của pháp luật.
2. 05 trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế
- Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.
- Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.
- Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.
- Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2020.
- Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế.
3. Bổ sung hướng dẫn về biện pháp cưỡng chế thi hành QĐHC về quản lý thuế
-
Luật quản lý thuế 2019 bổ sung thêm biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, cụ thể là “Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
-
Tại Nghị định 126/2020 đã bổ sung hướng dẫn chi tiết về biện pháp này so với Điều 19 Nghị định 129/2013/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn Nghị định này.
4. Không được xóa nợ số tiền SDĐ, tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa
- Căn cứ quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 5 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì người nộp khoản thu khác vào ngân sách nhà nước được xoá nợ số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 85 của Luật Quản lý thuế, trừ khoản thu về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.
- Hồ sơ, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết hồ sơ xoá nợ thực hiện theo quy định tại Điều 86, Điều 87 và Điều 88 của Luật Quản lý thuế. Như vậy, người nộp thuế sẽ không được xóa nợ số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trong mọi trường hợp.
- Theo quy định hiện hành tại Khoản 3 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC chỉ quy định không xóa nợ đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê đất, việc xoá nợ đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê đất được thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
5. Các trường hợp không phải cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công không phải khai quyết toán thuế TNCN
Căn cứ Điểm d.3 Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì cá nhân có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế, trừ các trường hợp sau đây:
- Cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống (mới);
- Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;
- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này (mới).
Trên đây là chia sẽ của Vinatax về một số điểm mới tại Nghị định 126 về quản lý thuế từ 05/12/2020