Việc Trung ương có báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu từ các địa phương để có biện pháp và nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho các địa phương bị thiệt hại sản xuất nông nghiệp do thiên tai, dịch bệnh là vô cùng cần thiết. Cùng Vinatax tìm hiểu nguồn lực và cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại từ Trung ương nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại từ Trung ương
Nguồn lực
- Dự phòng ngân sách trung ương;
- Dự phòng ngân sách địa phương;
- Quỹ phòng, chống thiên tai;
- Nguồn dự trữ quốc gia;
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Trung ương
- Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:
+ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;
+ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
+ Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phân hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Các quy định khác:
+ Trường hợp kinh phí hỗ trợ thiệt hại trong năm dưới 01 tỷ đồng/năm: Các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện;
+ Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.
Trên đây là chia sẽ của Vinatax về Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ sản xuất NN bị thiệt hại từ Trung ương