Hàng năm, số lượng doanh nghiệp mới thành lập rất nhiều, nhưng số lượng doanh nghiệp giải thể cũng không ít, thậm chí là rất cao. Vậy những nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp là gì? Mời bạn đọc cùng Vinatax tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
I. Giải thể doanh nghiệp là gì
Giải thể doanh nghiệp là việc các chủ doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của doanh nghiệp; đồng thời tiến hành làm các thủ tục pháp lý với cơ quan quản lí có thẩm quyền về việc giải thể, nhằm mục đích chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan đến doanh nghiệp đó.
II. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
III. Những nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp
1. Kết quả kinh doanh thua lỗ, kéo dài
Nguyên nhân đầu tiên dễ nhận thấy đó là do làm ăn thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động vì không huy động được vốn, tài chính để tiếp tục hoạt động. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc gặp khó khăn trong quá trình hoạt động thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp phải nhưng quan trọng doanh nghiệp đó có biết cách để vượt qua hay không? Việc vượt qua được những khó khăn còn đều từ nhiều yếu tố. Nếu doanh nghiệp không biết cách vượt qua khó khăn thì quy luật tất yếu doanh nghiệp sẽ phải giải thể.
2. Hạn chế về năng lực quản lý, điều hành của Ban Giám đốc
Do năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp làm cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đi xuống và không thể phát triển. Đây là nguyên nhân chủ yếu thứ hai dẫn đến việc doanh nghiệp giải thể. Bởi vì, doanh nghiệp có phát triển tốt được hay không chủ yếu phụ thuộc và các chủ thể có thẩm quyền trong doanh nghiệp như giám đốc, phó giám đốc, các nhân viên chủ chốt trong doanh nghiệp,… Nếu các cá nhân này không biết cách quản lý, điều hành doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể phát triển, dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp phá sản là điều tất yếu.
3. Chiến lược kinh doanh thiếu thực tế, không bắt kịp xu hướng
Do các doanh nghiệp thiếu các chiến lược để kinh doanh hiệu quả như tổ chức các chương trình khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, các ưu đãi khi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty… Cũng như do không biết áp dụng công nghệ mới nhất hiện nay là có một đội ngũ nhân viên SEO hoặc một website chuyên nghiệp. Dẫn đến việc doanh nghiệp này sẽ bị các doanh nghiệp khác đẩy lùi về phía sau, không có cơ hội phát triển, không tìm kiếm được khách hàng để có thể duy trì hoạt động kinh doanh.
4. Nguồn vốn hạn chế, không chủ động trong việc tìm kiếm thị trường
Việc thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được thị trường hoặc đang thuộc diện bán hoặc chờ tổ chức lại loại hình doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp thường liên kết với các doanh nghiệp khác nếu không muốn nói là phụ thuộc vào doanh nghiệp khác để có thể hoạt động được, dẫn đến việc doanh nghiệp không thể tự chủ được vốn, cũng như thị trường, hậu quả là doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động được.
5. Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, thiên tai, dịch bệnh
Do khó khăn của nền kinh tế, sức cạnh tranh giảm sút, nhu cầu thị trường xuống thấp nên nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng co cụm, tìm cách sáp nhập hợp nhất với nhau để tăng sức mạnh hoặc bị chính các đối thủ cạnh tranh thôn tính, rồi không thể tiếp tục hoạt động nên buộc phải giải thể doanh nghiệp.
Một ví dụ điển hình khác là thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covic-19 kéo dài, nhiêu doanh nghiệp rơi vào tình hình khó khăn. Số liệu thống kê Quý I/2020 cho thấy, có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ 2019), số doanh nghiệp quay lại cũng ở mức báo động.
Để duy trì hoạt động của một doanh nghiệp cần rất nhiều yếu tố. Để doanh nghiệp phát triển còn cần cả 1 nổ lực rất lớn từ chính doanh nghiệp, và 1 phần cũng từ cơ chế hỗ trợ, chính sách pháp luật từ Nhà nước. Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn đọc góc nhìn đa dạng hơn về vấn đề giải thể doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung chia sẻ của Vinatax về những nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp.