Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên DN trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN Cùng Vinatax tìm hiểu tên doanh nghiệp và đăng ký tên doanh nghiệp như thế nào nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp và đăng ký tên doanh nghiệp như thế nào?
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Loại hình doanh nghiệp;
+ Tên riêng.
- Loại hình doanh nghiệp:
+ Được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;
+ Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
+ Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Căn cứ vào quy định trên, quy định về những điều cấm trong đặt tên DN, quy định tên DN bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của DN và quy định về tên DN bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của DN
- Người thành lập DN hoặc DN không được đăng ký tên DN trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của DN khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN trên phạm vi toàn quốc, trừ những DN đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố DN bị phá sản.
- Phòng ĐKKD có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của DN theo quy định của pháp luật. Để tránh tên DN bị trùng, nhầm và vi phạm quy định về đặt tên DN, ý kiến Phòng ĐKKD là quyết định cuối cùng. Trường hợp không đồng ý với quyết định của Phòng ĐKKD, DN có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- DN hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận ĐKKD) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 được tiếp tục sử dụng tên DN đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên DN trong trường hợp có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên DN đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên DN.
Trên đây là chia sẽ của Vinatax về nội dung Tên doanh nghiệp và đăng ký tên DN như thế nào? theo quy định hiện hành.