Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc chấm dứt hợp đồng lao động làm chất dứt mối quan hệ lao động vừa nêu. Vậy trợ cấp thôi việc cho người lao động được quy định như thế nào? Mời bạn đọc cùng Vinatax tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Lao động ngày 18/06/2012
- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
- Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Quy định về trợ cấp thôi việc cho người lao động
1. Đối tượng được hưởng
Người lao động trong các trường hợp sau được hưởng trợ cấp thôi việc.
- Hết hạn hợp đồng lao động;
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật lao động;
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ Luật lao động;
Điều kiện: Những người lao động này đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.
(Theo quy định tại Điều 36 và Khoản 1 Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012)
2. Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc
- Người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải. (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Bộ Luật Lao động 2012)
3. Mức được hưởng trợ cấp thôi việc
Tiền trợ cấp thôi việc |
= | 1/2 |
X | Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc |
X | Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc |
Trong đó:
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được xác định theo Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP
Lưu ý:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng). Trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty B từ ngày 01/03/2007 và tham gia BHXH, vì lý do sức khỏe nên ông A và công ty thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ từ 01/11/2017. Mức bình quân tiền lương theo HĐLĐ 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của ông A là 7.000.000 đồng
- Thời gian làm việc tại công ty B của ông A là: 12 năm 8 tháng
- Thời gian tham gia BHTN là: 8 năm 10 tháng (Luật Bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực đơn vị đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông Nguyễn Văn A từ 01/01/2009 đến 31/10/2017).
- Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc là: 1 năm 10 tháng và được làm tròn thành 2 năm
- Mức hưởng trợ cấp thôi việc = ½ x 7.000.000 x 2 = 7.000.000 đồng
Trên đây là nội dung chia sẻ của Vinatax về trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định.
——————————————————————————————————-
Nội dung chia sẻ trên đây mang tính chất tham khảo. Bạn đọc căn cứ tình hình thực tế của Công ty mình và quy định pháp luật để thực hiện nhé. Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline: 0896 472 479 để được tư vấn, hỗ trợ.