Vốn điều lệ là một trong những nội dung quan trọng thể hiện trên giấy phép kinh doanh. Và đây cũng là một trong những nội dung rất được quan tâm khi thành lập doanh nghiệp. Vậy Vốn điều lệ khi thành lập Công ty là bao nhiêu? Cùng Vinatax tìm hiểu về nội dung này nhé, và hãy xem có quy định nào ảnh hưởng đến việc quyết định vốn điều lệ không nhé.
Căn cứ pháp lý
Vốn điều lệ khi thành lập Công ty là bao nhiêu?
- Theo quy định tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ được định nghĩa như sau:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
- Theo đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng không có quy định về mức vốn cụ thể khi thành lập doanh nghiệp.
- Như vậy, việc xác định vốn điều lệ của công ty mới thành lập sẽ phụ thuộc vào khả năng kinh tế của thành viên góp vốn, mục đích hoạt động, lĩnh vực hoạt động. Do đó, khi thành lập công ty thì việc xác định vốn điều lệ thường dựa vào các yếu tố, như:
+ Khả năng tài chính;
+ Lĩnh vực hoạt động của công ty;
+ Phạm vi, quy mô, loại hình hoạt động của công ty;
+ Dự trù kinh phí cho các hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập;
+ …
Và một trong những nội dung cần lưu ý về vốn điều lệ là quy định của Nhà nước về vốn pháp định của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Vốn pháp định
-
Pháp luật không quy định vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa là bao nhiêu khi góp vốn thành lập doanh nghiệp đối với các ngành nghề kinh doanh trong điều kiện bình thường.
-
Tuy nhiên, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật, doanh nghiệp cần đảm bảo vốn pháp định, tức là mức vốn tối thiểu để có thể hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đó theo danh mục được Chính phủ ban hành.
“Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ khi đăng ký ngành kinh doanh có điều kiện để thành lập công ty hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Mức vốn pháp định lớn hay nhỏ nó phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đăng ký.”
- Theo đó, các ngành nghề yêu cầu mức vốn pháp định khác nhau. Ví dụ:
+ Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá: Vốn pháp định là 1 tỷ đồng (Một tỷ đồng);
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản: Vốn pháp định là 20 tỷ đồng (Hai mươi tỷ đồng);
+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán: Vốn pháp định là 25 tỷ đồng (Hai mươi lăm tỷ đồng);
+ Đối với công ty tài chính: Vốn pháp định là 500 tỷ đồng (Năm trăm tỷ đồng);
…
- Theo Luật Đầu tư 2020, có 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, yêu cầu vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp. Do đó, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý về số vốn điều lệ trước khi đăng ký hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Trên đây là chia sẽ của Vinatax để trả lời câu hỏi Vốn điều lệ khi thành lập Công ty là bao nhiêu?